KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC

Đăng lúc: 00:00:00 16/02/2023 (GMT+7)

KH đề ra chiến lược phát triển trường THCS Tân Thọ cho giai đoạn từ đến 2020 đến 2025 và tầm nhìn tới 2030. Trong đó đề cập toàn bộ nội dung các mặt hoạt động của nhà trường.

 

PHÒNG GD&ĐT NÔNG CỐNG

TRƯỜNG THCS TÂN THỌ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

           Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số 01/TTr-THCS

Tân Thọ, ngày 03 tháng 01 năm 2021

 

 

TỜ TRÌNH

Về việc tuyên truyền phổ biến, thực hiện Kế hoạch chiến lược phát triển

trường THCS Tân Thọ giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn 2030

 

Căn cNghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

Căn cThông tư 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành quy định về Kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Căn cLuật Giáo dục 2019 (Luật số: 43/2019/QH14) được Quốc Hội khóa 14 thông qua ngày 14/6/2019, có hiệu lực từ ngày 01/07/2020;

Căn cNghị quyết 04-NQ/HU ngày 10/6/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Nông Cống khóa XXIII về "Phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2021";

Căn cNghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần XIX nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện Nông Cống lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết đại hội đảng bộ xã Tân Thọ lần thứ XX nhiệm kỳ 2020-2025,

Trên cơ sở kết quả Kiểm định  chất  lượng  giáo  dục  chu kỳ  2015-2020 và  công nhận  trường  THCS Tâ n Thọ  đạt  chuẩn quốc gia ngày  17/3/2020 của  chủ  tịch  UBND tỉnh  Thanh Hóa.

Trường THCS Tân Thọ lập tờ trình gửi Thường trực Đảng ủy – HĐND – UBND xã:

- Xem xét đề nghị các cá  nhân, tổ chức, ban ngành liên quan tham gia xây dựng kế hoạch cùng hội đồng giáo dục trường THCS Tân Thọ  và tổ chức hội nghị thảo luận Kế hoạch chiến lược phát triển trường THCS giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn 2030.

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền phổ biến Kế hoạch chiến lược đến các tổ chức, ban ngành, thôn xóm và nhân dân trong xã.

 

Nơi nhn:

- Phòng GD&ĐT (để b/c);

- ĐU-HĐND-UBND xã (để duyệt và phối hợp);

- Hội KH, CMHS... (để phối hợp);

- Chi ủy, BGH (để tổ chức, chỉ đạo);

- HĐGD trường (để thực hiện);

- Lưu: VT.

 

T/m HĐGD trường THCS

Hiệu trưởng

 

 

 

Lê Xuân Thọ

 

                                                           

                                               

 

 

 

PHÒNG GD& ĐT NÔNG CỐNG

TRƯỜNG THCS TÂN THỌ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 48/QĐ-THCS

Tân Thọ, ngày 25 tháng 12 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

 Về việc ban hành Kế hoạch chiến lược

Phát triển trường THCS Tân Thọ giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn 2030

 

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÂN THỌ

Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

Căn cứ Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018;

Căn cứ Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông 2018; 

Căn cứ Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành quy định về Kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học;

Căn cứ thông tư 13/2020/BGDĐT ngày 26/5/2020 ban hành Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

Căn cứ Luật Giáo dục 2019 (Luật số: 43/2019/QH14) được Quốc Hội khóa 14 thông qua ngày 14/6/2019, có hiệu lực từ ngày 01/07/2020;

Căn cứ Điều lệ Trường Trung học cơ sở, Trường THPT và Trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành theo Thông tư 32/2020/TT-BGD&ĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần XIX nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện Nông Cống lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết đại hội đảng bộ xã Tân Thọ lần thứ XX nhiệm kỳ 2020-2025;

Thực hiện các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của các cấp ngành GD-ĐT và Nghị quyết đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2020-2025, Nghị quyết Hội đồng trường về Kiểm định chất lượng giáo dục chu kỳ 2020-2025 và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025;

Xét đề nghị của Hội đồng trường THCS Tân Thọ,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1.  Ban hành Kế hoạch chiến lược phát triển trường THCS Tân Thọ giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn 2030.

Điều 2. Các tổ chuyên môn Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Văn phòng, các đoàn thể, viên chức - người lao động trường THCS Tân Thọ chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo nội dung kế hoạch.

        Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kế từ ngày 01/01/2021.  

 

Nơi nhn:

- Phòng GD&ĐT; UBND xã để b/c;

- Chi ủy chi bộ, BGH để chỉ đạo;

- Các tổ chức đoàn thể để phối hợp;

- Theo điều 2 để thực hiện;

- Lưu VT

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

Lê Xuân Thọ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÒNG GD& ĐT NÔNG CỐNG

TRƯỜNG THCS TÂN THỌ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 15/KH-THCS

Tân Thọ, ngày 25 tháng 12 năm 2020

 

 

KẾ HOẠCH

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS TÂN THỌ

GIAI ĐOẠN 2020-2025 TẦM NHÌN 2030

(Ban hành kèm theo Quyết định số 48/QĐ-THCS ngày 25/12/2020 của Hiệu trưởng trường THCS Tân Thọ)

 

 Trường THCS Tân Thọ được thành lập năm học 1965-1966, qua 55 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã từng bước lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Trường THCS Tân Thọ đóng trên địa bàn thôn Mỹ Thanh, xã Tân Thọ, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm huyện lỵ khoảng 16km. Trường được thành lập tháng 8 năm 1965, có nhiệm vụ chủ yếu là giáo dục con em trên địa bàn xã Tân Thọ.

Vị trí địa lý: Tân Thọ là xã cực Tây bắc của huyện Nông Cống:

- Phía bắc giáp xã Tân Ninh (Triệu sơn);

- Phía đông giáp xã Tân Phúc;

- Phía đông, nam và tây nam giáp xã Tân Khang;

- Phía tây có dãy núi nưa giáp xã Mậu Lâm (Như Thanh)

Diện tích tự nhiên 527,5ha, dân số khoảng 4650 người.

Để thực hiện đường lối đổi mới giáo dục, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quan trọng như: 

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018;

Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông 2018; 

Luật Giáo dục 2019 (Luật số: 43/2019/QH14) được Quốc Hội khóa 14 thông qua ngày 14/6/2019, có hiệu lực từ ngày 01/07/2020;

Nghị quyết 04-NQ/HU ngày 10/6/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Nông Cống khóa XXIII về "Phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2021";

Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành quy định về Kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần XIX nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện Nông Cống lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết đại hội đảng bộ xã Tân Thọ lần thứ XX nhiệm kỳ 2020-2025.

Trên tinh thần đó, đòi hỏi các cơ sở giáo dục như trường Mầm non, Tiểu học nói chung và trường THCS Tân Thọ nói riêng phải xây dựng “Kế hoạch chiến lược phát triển trường THCS Tân Thọ giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn 2030” để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mà đảng, nhà nước và nhân dân đã giao phó.

Kế hoạch chiến lược nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động phát triển của nhà trường. Là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của chi bộ đảng trong chỉ đạo hoạt động của Hội đồng trường, hoạt động của Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể nhà trường cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường.

Xây dựng và triển khai Kế hoạch chiến lược của trường THCS Tân Thọ là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chính sách của Chính phủ về đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông. Cùng các trường THCS trong huyện Nông Cống, các trường Tiểu học, Mầm non trên địa bàn xã xây dựng nền giáo dục Nông Cống và xã Tân Thọ ngày càng phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Xây dựng và phát triển nhà trường theo hướng hiện đại đáp ứng yêu cầu giáo dục mới và cũng để cũng cùng Đảng bộ, nhân dân Tân Thọ thực hiện thành công nhiệm vụ xây dựng xã Tân Thọ cũng như huyện Nông Cống đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.

Trong những năm qua, tập thể viên chức lao động và học sinh nhà trường không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học, xây dựng nề nếp kỉ cương, môi trường sư phạm lành mạnh, từng bước đưa nhà trường phát triển bền vững trở thành một trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của người học và nhân dân. Góp phần vào thành tích của ngành giáo dục xã Tân Thọ cũng như huyện Nông Cống.

Những năm gần đây (giai đoạn 2015-2020 nhất là các năm 2019, 2020) được sự chỉ đạo và quan tâm của Ủy ban nhân dân huyện Nông cống, phòng GD-ĐT huyện Nông cống, của ĐU – HĐND – UBND xã Tân Thọ, sự phối hợp chặt chẽ, ủng hộ nhiệt tình hội cha mẹ học sinh, các nhà hảo tâm. Đặc biệt sự quyết tâm và đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, khuôn viên trường lớp một cách bài bản, dài hơi từ năm 2015 đến 2020 của chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh và BGH nhà trường cùng sự chung tay nỗ lực của tập thể thầy, trò THCS Tân Thọ.

Nhờ đó CSVC nhà trường ngày một đầy đủ theo hướng hiện đại về trang thiết bị, khuôn viên trường lớp từng bước được gọn gàng, cảnh quan ngày một đẹp, chất lượng giáo dục của nhà trường từng bước được nâng cao. Từ một trường hiếm hoi mới có học sinh giỏi cấp huyện và chưa bao giờ có được học sinh giỏi cấp tỉnh. Đến nay, hành năm có từ 30 học sinh đạt giải trong các kỳ thi HSG cấp huyện, liên tục có học sinh trong các đội dự tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh, nhiều năm đạt giải cấp tỉnh và lần đầu tiên năm học 2014-2015 nhà trường có được học sinh giỏi quốc gia trong một kỳ thi.

Cơ sở vật chất của nhà trường từng bước được đầy đủ theo hướng hiện đại như trang thiết bị các phòng học theo lớp, phòng bộ môn, khối công trình phục vụ học tập với trang thiết bị đầy đủ. Khu vui chơi, khu luyện tập TDTT, đảm bảo việc phục vụ cho các hoạt động giáo dục của nhà trường theo quy định, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Tổng quan khuôn viên nhà trường do lịch sử để lại không phù hợp về quy hoạch, các khối công trình rời rạc manh muốn không có tính liên hoàn thuận lợi cho hoạt động giáo dục. Song trong quá trình cải tạo từng bước được bố trí, quy hoạch lại một cách khoa học, giảm thiểu dần sự bất hợp lý. Ngoài các phòng học, phòng bộ môn, khu phục vụ học tâp, nhà trường còn chú trọng sửa sang và tu bổ khuôn viên, tôn tạo cảnh quan nhà trường tiến tới xây dựng trường học thân thiện, môi trường xanh - sạch - đẹp.

Đội ngũ viên chức nhà trường đều có trình độ đại học có năng lực chuyên môn, năng lực quản lý tốt, có ý thức trách nhiệm, tâm huyết với nghề.

Học sinh của trường phần đông khá chăm ngoan, lễ phép.

Trên tinh thần nguyên lý giáo dục lấy người học làm trung tâm của các hoạt động giáo dục, hoạt động của nhà trường phải luôn lấy con người làm trung tâm trong các mối quan hệ: Nhà trường – Gia đình – Xã hội; Thầy – Trò – Phụ huynh học sinh; Cảnh quan môi trường sư phạm, môi trường giáo dục, con người và thiên nhiên. Nhà trường đã đề ra mục tiêu xây dựng nhà trường trên tinh thần triết lý của cố Thủ tướng Phạm văn đồng Phạm Văn Đồng là xây dựng “Trường ra trường – lớp ra lớp, thầy ra thầy – Trò ra trò” và triết lý của  lãnh  đạo  nhà  trường trong xây dựng và phát  triển nhà  trường: “Trường đẹp như công viên; sạch như bệnh viện; Thầy giỏi về chuyên môn nghiệp vụ - Trò thành thục về kỷ năng”.

Việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển trường THCS Tân Thọ giai đoạn 2020 – 2025 tầm nhìn 2030 nói riêng và kế hoạch chiến lược phát triển của các nhà trường Tiểu học, Mầm non trong xã có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT góp phần thực hiện chiến lược phát triển giáo dục đào tạo thời kỳ công nghệ 4.0, thời kỳ hội nhập của đất nước.

Trường THCS Tân Thọ cùng với các nhà trường trong huyện Nông Cống xây dựng ngành giáo dục & đào tạo huyện nhà phát triển ổn định về chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói riêng, của huyện, của tỉnh và đất nước nói chung.

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020 - 2025 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động phát triển. Là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Chi bộ, Hội đồng trường, hoạt động của Lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường.

Xây dựng, triển khai thực hiện Kế hoạch chiến lược của trường THCS Tân Thọ là nội dung có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết số 29-NQ/TW, của việc thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025. Trường THCS Tân Thọ quyết tâm cùng Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Tân Thọ và ngành giáo dục đào tạo huyện Nông Cống thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, đưa nhà trường và ngành giáo dục ngày một phát triển đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế.

 

 

 

PHẦN THỨ NHẤT

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG - ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

 

A. MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG:

I. Đội ngũ cán bộ giáo viên năm học 2020 - 2021

Thời điểm

Đối tượng

Tổng số

Số luợng

Nữ

Đại học

Đảng

Viên

 (9/2020)

Quản lý

17

2

0

2

2

Giáo viên

13

6

13

10

Nhân viên

2

2

2

0

Tổ KHTN

6

6

1

6

5

Tổ KHXH

7

7

5

7

5

Tổ VP

2

2

2

2

2

 

* Danh sách đội ngũ viên chức và người lao động

TT

Họ tên

Sinh

Trình độ

Chuyên ngành đào tạo

Ghi chú

1

Lê Xuân Thọ

19/05/1969

Đại học

Văn – Sử

CBQL 2 đảng viên

2

Nguyễn Văn Thắng

29/09/1978

Đại học

Hóa – Sinh

3

Nguyễn Thị Lệ

02/08/1982

Đại học

Ngữ Văn

Tổ KHXH

5 đảng viên

4

Nguyễn Thị Hà

03/09/1982

Đại học

Ngữ Văn

5

Cao Thị Hoa

01/04/1972

Đại học

Văn – Sử – GD

6

Nguyễn Thị Tuyến

28/09/1980

Đại học

Lịch sử

7

Lê Huy Hoàng

12/09/1980

Đại học

TDTT

8

Trịnh Thị Phương

02/01/1978

Đại học

Tiếng Anh

9

Lê Văn Cường

02/11/1982

Đại học

Mỹ thuật

10

Lê Huy Binh

09/09/1979

Đại học

Toán – Tin

Tổ KHTN

5 đảng viên

11

Đặng Thị Tâm

30/08/1979

Đại học

Sinh – Hóa

12

Nguyễn Đăng Nhuần

08/09/1975

Đại học

Hóa – Địa

13

Đỗ Ngọc Nam

03/08/1980

Đại học

Toán

14

Hoàng Xuân Sơn

20/07/1982

Đại học

Toán – Lý

15

Phan Văn Hợp

13/04/1982

Đại học

Sinh học

16

Nguyễn Thị Hà

18/05/1981

Đại học

Vật lý

Tổ Văn phòng

17

Lê Thị Hạnh

02/08/1981

Đại học

Kế Toán

 

II. Quy mô trường lớp, dự kiến phát triển số lượng học sinh giai đoạn từ 2020 – 2025 tầm nhìn 2025 – 2030.

Giai đoạn 2020-2025

Năm học

2020 – 2021

(7 lớp)

Năm học

2021 – 2022

(7 lớp)

Năm học

2022 – 2023

(7 lớp)

Năm học

2023 – 2024

(7 lớp)

Năm học

2024 – 2025

(7 lớp)

- Khối lớp 6

57

41

68

75

70

- Khối lớp 7

50

56

41

68

75

- Khối lớp 8

53

49

56

41

68

- Khối lớp 9

41

51

49

56

41

Tổng số HS

201

197

214

240

254

Tỷ lệ bình quân HS/lớp

28.3

28.4

30.5

34.3

36.3

Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi

100

100

100

100

100

Tổng số HS lớp 9 TN THCS

40

51

49

56

41

Tổng số HS giỏi cấp huyện

20-25

25-30

20-27

25-30

25-30

Tổng số HS giỏi cấp tỉnh

1

1-2

1-3

1-3

1-3

Tỷ lệ chuyển cấp

Tối đa 70%

Tối đa 70%

Tối đa 70%

Tối đa 70%

Tối đa 70%

Giai đoạn 2025-2030

Năm học

2025 – 2026

(8 lớp)

Năm học

2026 – 2027

(8 lớp)

Năm học

2027 – 2028

(8 lớp)

Năm học

2028 – 2029

(8 lớp)

Năm học

2029 – 2030

(8 lớp)

- Khối lớp 6

77

65

48

68

63

- Khối lớp 7

70

77

65

48

68

- Khối lớp 8

75

70

77

65

48

- Khối lớp 9

68

75

70

77

65

Tổng số HS

290

287

260

258

244

Tỷ lệ bình quân HS/lớp

36.2

35.8

32.5

32.2

30.5

Lưu ý: Năm học 2030-2031 có từ 58 hs vào lớp 6

Dự kiến chất lượng giáo dục toàn diện học sinh từ năm học 2020 - 2021 đến năm học 2024 - 2025

*. Hạnh kiểm

Năm học

Tổng số HS

XL Tốt

XL Khá

XL TB

XL Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2020 – 2021

201

142

70

50

26

9

4

0

0

2021– 2022

201

143

71

51

26

7

3

0

0

2022 – 2023

214

155

72

50

24

9

4

0

0

2023 – 2024

240

175

73

54

22

11

5

0

0

2024 – 2025

254

182

71

57

23

15

6

0

0

*. Học lực

Năm học

Số HS

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2020 – 2021

201

29

14

60

29

105

54

7

3

0

0

2021– 2022

201

28

13

63

31

102

52

8

4

0

0

2022 – 2023

214

33

15

63

29

109

52

9

4

0

0

2023 – 2024

240

37

15

69

28

126

54

8

3

0

0

2024 – 2025

254

37

14

78

30

130

52

9

4

0

0

 

Đánh giá chung: Phấn đấu trong giai đoạn 2020-2025, chất lượng giáo dục toàn diện học sinh dần ổn định.

III. Cơ sở vật chất:

Nhà trường có đủ cổng và tường bao xung quanh khuôn viên.

Diện tích đất: 5.829.9m2 (Trường đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng khu sân GDTC 1.080m2 chưa đưa vào hồ sơ chứng nhận quyền sử dụng đất).

          - Khu sân chơi (sân chào cờ): 1500m2

          - Khu giáo dục thể chất: 1.080m2

1. Khối phòng học tập:

1.1. Phòng lớp học theo biên chế: (Khối nhà A, 2 tầng 8 phòng 432m2)

Tổng số 8 phòng học kiên cố loại 6.90m x 6.35m = 40.32 m2 /phòng (DT sử dụng; DT phủ bì 54m2)

(So với tiêu chuẩn phòng lớp học định mức là 1.50m/1hs, diện tích tối thiểu là 45m2 vì vậy hẹp hơn so với quy định từ 5m2)

1.2. Phòng học bộ môn: Bố trí tại khối nhà B 2 tầng.

- Hiện tại phòng học bộ môn nhà trường có 04 phòng học bộ môn dùng chung, gồm có: Hóa-Sinh; Lý-Công nghệ; Tin học; Âm nhạc-Mỹ Thuật với diện tích 5,1mx7,2m = 36.72m2/phòng.

- Theo tiêu chuẩn phòng bộ môn tại Thông tư 13/2020 ngày 26/5/2020 của BGDĐT, gồm có:

+ Các phòng bộ môn: Công nghệ(1), Âm nhạc(2), Mỹ thuật(3) có định mức tối thiểu là 2.25m2/1 học sinh.

+ Các phòng bộ môn: Tin học(4), Ngoại ngữ(5), Đa chức năng(6), Khoa học tự nhiên(7) có định mức tối thiểu là 1,85m2/1học sinh.

+ Phòng học bộ môn Khoa học xã hội(8) có định mức tối thiểu là 1,50m2/1học sinh.

- Tiêu chuẩn về diện tích phòng bộ môn không nhỏ hơn 60m2

Tổng các phòng học bộ môn tối thiểu cần có là 8 phòng x 60m2 = 480 m2

Như vậy cả về diện tích theo đầu học sinh và diện tích tối thiểu mỗi phòng học đều thiếu. So với tiêu chuẩn phòng còn thiếu tới 23.28m2 mỗi phòng. Đồng thời theo tiêu chuẩn thì các phòng hiện có không đảm bảo và không đủ điều kiện học tập cho học sinh cần phải xây dựng mới.

2. Khối phòng hỗ trợ học tập: Hiện trạng gồm có

2.1. Thư viện: Hiện tại có 03 phòng diện tích 90 mgồm 01 kho sách báo, tài liệu; 01 phòng đọc giáo viên, 01 phòng đọc học sinh với hơn 1500 đầu sách, và hơn 2000 đầu báo và tạp chí.

Tiêu chuẩn theo TT13/2020 ngày 26/5/2020 của BGDĐT thì định mức theo đầu học sinh trường là 0.60m2/hs, 2.40m2/chỗ ngồi. Tổng diện tích không nhỏ hơn 60m2.

2.2. Phòng thiết bị giáo dục (chuẩn bị bộ môn): Hiện có 2 phòng chuẩn bị được dùng chung: Bao gồm phòng chuẩn bị Vật lý - CN, phòng chuẩn bị Hóa – Sinh. Có diện tích sử dụng: 5.1mx2.5m = 12.75m2/phòng.

Tiêu chuẩn theo TT13/2020 ngày 26/5/2020 của BGDĐT thì diện tích phòng thiết bị giáo dục tối thiểu là 48m2/phòng.

Tính theo số phòng học bộ môn cần có phòng thiết bị giáo dục là: Phòng bộ môn CN; KHTN; KHXH thì cần phải có (3 phòng x 48m2= 144m2).

2.3. Phòng tư vấn học đường và hỗ trợ giáo dục học sinh khuyết tật, hòa nhập: Diện tích tối thiểu 24m2. Hiện tại chưa có (tạm sử dụng ở phòng Y tế).

2.4. Phòng Đội: Diện tích tối thiểu 24m2. Hiện tại chưa có.

2.5. Phòng Truyền thống: Hiện đã có với diện tích 25m2, yêu cầu về diện tích sử dụng theo TT13/2020 là 48m2, nếu kết hợp phòng Đội là 54m2.

Như vậy xét tất cả các tiêu chí, yêu cầu và điều kiện liên quan khác thì khối phòng hỗ trợ học tập là chưa đảm bảo. Cần phải đầu tư xây dựng mới hoàn toàn trong quá trình phát triển những năm tới.

3. Khối phòng phụ trợ:

3.1. Phòng họp: Hiện trang sử dụng có 1 phòng họp hội đồng với diện tích 40 m2 đảm bảo yêu cầu sử dụng.

3.2. Phòng tổ chuyên môn: Hiện trạng có 2 phòng với diện tích 12m2/ tạm đảm bảo yêu cầu sử dụng. Định mức là 30m2/phòng x 3 phòng = 90m2.

3.3. Phòng Y tế: Hiện có 1 phòng 12m2, định mức sử dụng là 24m2/phòng. Nhu cầu cần có 1 phòng.

          Không đảm bảo về vị trí theo yêu cầu chức năng sử dụng.

3.4. Nhà kho: Hiện có 2 kho đảm bảo yêu cầu sử dụng tuy chưa đạt yêu cầu về diện tích là 48m2/kho.

3.5. Khu để xe: Có 2 khu đảm bảo yêu cầu sử dụng cả về định mức 0.90m2/xe đạp, 2.50m2/xe máy và tổng lượng xe với diện tích 250m2 đủ cho cả học sinh và giáo viên (khu học sinh 150m2, khu giáo viên 100m2).

3.6. Khu vệ sinh: Có 2 khu riêng biệt cho GV và học sinh, được phân chia nam nữ, đảm bảo yêu cầu sử dụng cả về định mức 0.06m2/người và tổng lượng theo tỉ lệ học sinh 1 phòng/50hs.

Khu vệ sinh tập trung đảm bảo tiêu chí 50hs/phòng, có khu vệ sinh nam nữ riêng cho cả thầy và trò. Khuôn viên gọn gàng, sạch sẽ, hiện đại đảm bảo tiêu chí vệ sinh công cộng.

3.7. Nhà bảo vệ: Đã có nhưng chưa đảm bảo quy chuẩn. DT 4.6m x 5.4m = 25m2.

Theo lộ trình sẽ phải sửa chữa nâng cấp hoặc xây mới.

3.8. Ngoài ra theo TT13/2020 BGD-ĐT còn có phòng nghỉ chờ của giáo viên với định mức 4m2/gv, 100m2/phòng. (có thể kết hợp đồng thời là phòng tổ chuyên môn).

4. Khu sân chơi, TDTT:

4.1. Sân trường: Định mức 1.50m2/hs.

Hiện trang khu sân trường rộng rãi, thoáng mát đáp ứng được yêu cầu vui chơi giải trí và các hoạt động tập thể cho học sinh với 1500m2, bình quân 7.7 m2/hs, ngoài ra HS còn vui chơi ở các khu vực khác như vườn trường. Sân trường đáp ứng yêu cầu về định mức và diện tích tối thiểu, có hệ thống chiếu sáng, dự kiến lắp đặt hệ thống camera giám sát.

4.2. Sân TDTT: Định mức tối thiểu 0.35m2/hs, diện tích tối thiểu 350m2.

Khu bãi tập của học sinh với kích thước 24m x 45m = 1.080 m2 có sân bóng đá mi ni, đường chạy, có đủ thiết bị luyện tập thể dục thể thao, cây xanh bóng mát, đảm bảo an toàn và đáp ứng yêu cầu dạy học.

4.3. Nhà đa năng:

Định mức tối thiểu 450m2/nhà.

Hiện nhà đa năng đang được thi công với diện tích 11,7m x 19.31m = 226m2, đảm bảo yêu cầu tối thiểu cho các hoạt động TDTT, Văn nghệ và các hoạt động tập thể khác như giáo dục NGLL.

5. Trang thiết bị phòng học và  thiết bị dạy học

Các phòng học theo đơn vị lớp, phòng bộ môn được trang bị đầy đủ bàn ghế 2 chỗ ngồi, bảng chống loá, hệ thống ánh sáng, quạt mát đảm bảo yêu cầu.

Các phòng học được lắp đặt máy chiếu đa năng, giáo viên có máy tính sách tay kết nối Iternet. phục vụ dạy học

Thiết bị dạy học tối thiểu (riêng từng môn và thiết bị dùng chung) đủ cho tất cả các môn, đảm bảo từ 2-3 lớp sử dụng cùng một thời điểm theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Đối với chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 thực hiện từ năm học 2021-2022 thì chưa đáp ứng yêu cầu.

6. Khu vực công cộng:

- Có hệ thống nước cung cấp phục vụ học tập, sinh hoạt, chăm sóc hoa cây cảnh.

- Nước uống học sinh (nước lọc) do công ty nước sạch cung cấp.

 

IV. Đặc điểm tình hình của nhà trường.

1. Điểm mạnh

1.2. Công tác quản lý và điều hành của Ban giám hiệu.

- Ban Giám hiệu là một tập thể đoàn kết, xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có tầm nhìn khoa học và chiến lược. Chỉ đạo điều hành sáng tạo trong các hoạt động của nhà trường một cách đồng bộ hiệu quả, biết đoàn kết tập thể và phát huy dân chủ trong trường học

- Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Khi thực hiện luôn chủ động điều chỉnh kế hoạch kịp thời sát với thực tế. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh nhà trường cũng như cán bộ lãnh đạo địa phương, các đoàn thể chính trị xã hội...

1.2 Đội ngũ giáo viên, nhân viên.

          - Đội ngũ giáo viên: Là một tập thể đoàn kết nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm yêu nghề gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển. Chất lượng chuyên môn nghiệp vụ bước đầu đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, nhiều đồng chí có triển vọng tốt, năng động sáng tạo, mạnh dạn đổi mới tích cực ứng dụng CNTT trong giảng dạy đạt hiệu quả tốt. Đa số trên chuẩn, có nghiệp vụ sư phạm tốt, yên tâm công tác, có tinh thần trách nhiệm cao.

- Chất lượng giáo dục đại trà  dần ổn định và đang có những bước tiến khả quan trong những năm qua.

- Sau nhiều năm hoạt động nhà trường đã thu  được những kinh nghiệm về công tác quản lý, các nền nếp đã đi vào ổn định. Cảnh quan nhà trường đảm bảo “Xanh  - Sạch - Đẹp”.

- Là một tập thể đoàn kết, nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Trong công tác chấp hành tốt kỷ luật lao động, qui chế chuyên môn. Năng động, sáng tạo có tinh thần chia sẻ và hợp tác với đồng nghiệp, có ý thức đổi mới phương pháp giảng dạy theo phương châm " Dạy ít - Học nhiều".

- Trường đã 2 lần được công nhận đạt Chuẩn quốc gia vào các năm 2012, 2020 và 1 lần đạt Kiểm kiểm định về chất lượng giáo dục.

 

2. Điểm yếu

- Đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn mang tính động viên, do các yếu tố khách quan bất cập nên phân công nhiệm vụ chưa thực sự phù hợp với năng lực, trình độ, khả năng của một số giáo viên.

- Tổ chức quản lý của Ban lãnh đạo: Chưa tổ chức được nhiều các hoạt động tập thể, các sinh hoạt chuyên đề, các hội thảo về tâm lý lứa tuổi, về công tác chủ nhiệm, giảng dạy để giáo viên học hỏi, trau dồi kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy, quản lý giáo dục học sinh.

- Chuyên môn đào tạo của đội ngũ hiện tại bất cấp, không đồng bộ với chương trình GPT 2018.

- Tay nghề của đội ngũ giáo viên chưa thật sự tốt, một số đồng chí chưa đầu tư nhiều cho chuyên môn nghiệp vụ, ngại đổi mới . Số giáo viên chuyên sâu về bộ môn và kinh nghiệm trong việc giảng dạy chưa nhiều. Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự chuyên tâm  trong việc dạy học và giáo dục học sinh.

- Còn có giáo viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới giảng dạy, giáo dục học sinh, còn có tâm lý ngại đổi mới.

- Trình độ ngoại ngữ, Tin học còn thấp, đây là trở ngại rất lớn trong việc tiếp cận những cái mới của khu vực và trên thế giới.

- Việc tự học, tự bồi dưỡng còn có nhiều hạn chế. Cập nhật thông tin, tri thức trên các phương tiện truyền thông còn yếu, đặc biệt là tìm kiếm trên mạng internet.

- Đội ngũ giáo viên, công nhân viên: Một số giáo viên chưa có nhiều đổi mới trong phương pháp giảng dạy, mới coi trọng giảng dạy kiến thức môn học mà chưa có sự tích hợp cao trong việc giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng ứng xử và giáo dục toàn diện đối với học sinh.

- Chất lượng học sinh chưa đồng đều, một số môn thi còn thấp hơn so với mặt bằng chung của huyện.

- Một bộ phận không nhỏ học sinh chưa có sự tự giác, ý thức học tập, rèn luyện chưa tốt, chưa nỗ lực vượt khó trong học tập. Mặt khác, do ảnh hưởng từ các mạng xã hội và một số biểu hiện tiêu cực bên ngoài tác động khiến cho khá nhiều học sinh chưa có nhận thức sâu sắc về giá trị sống, về văn hoá ứng xử, và về kĩ năng sống nên kết quả nhìn chung chưa cao.

- Tinh thần hiếu học còn thấp.

 

B. MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

Trường THCS Tân Thọ địa chỉ tại (Mỹ Thanh - Tân Thọ - Nông Cống - Thanh Hóa. địa phương có truyền thống yêu nước, anh hùng trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc, người dân có tinh thần lao động. Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu nguời còn ở mức thấp.

Nhà trường có nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh đại trà, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng khoa học trong công tác quản lý chúng tôi nhận thấy các thời cơ, và các thách thức sau:

 

 

 

I. Thời cơ và thách thức.

1. Thời cơ.

- Được sự quan tâm của Đảng uỷ, HĐND, UBND và các Ban ngành đoàn thể trong địa phương.

- Được Phụ huynh và học sinh tín nhiệm, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục học sinh.

- Đội ngũ viên chức được đào tạo cơ bản, năng lực chuyên môn và kỹ năng sự phạm khá, tốt.

- Địa phương (xã, huyện) đang trong thời kỳ xây dựng nông thôn mới.

- Nhu cầu giáo dục của xã hội ngày càng tăng.

2. Thách thức:

- Mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục và ý thức, động cơ học tập; sự cầu thị của cha mẹ học sinh, của xã hội trong thời kỳ hội nhập với sự đầu tư hạn chế về CSVC cho nhà trường; với sự quan tâm không đúng cách của không ít phụ huynh trong giáo dục con em.

- Chất lượng của một số  giáo viên, công nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Mặt trái của nền kinh tế thị trường và các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều tác động đến đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục.

Hiện trang đội ngũ được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, hiện trang CSVC không đồng bộ, bất cập với yêu cầu thực hiện chương trình GDPT 2018.

 

II. Xác định các vấn đề ưu tiên:

          Trong 5 năm tới nhà trường ưu tiên một số lĩnh vực sau:

- Nâng cao nhận thức về tư tưởng chính trị đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Chú trọng đội ngũ cán bộ mở rộng của cấp ủy chi bộ, tổ trưởng tổ phó bộ môn.

- Nâng cao chất lượng công tác quản lý, điều hành của Ban giám hiệu theo hướng chuyên biệt hoá với sự phân công phụ trách các mảng công việc. Xây dựng nề nếp làm việc khoa học trong nhà trường, áp dụng đánh giá đội ngũ theo các chuẩn đánh giá quy định như Chuẩn kiến thức kỷ năng, chuẩn giáo viên, chuẩn hiệu trưởng và các tiêu chí kiểm định chất lượng trường học để xác định mức độ phát triển, tiến bộ về kết quả của nhà trường về công tác quản lý, giảng dạy, giáo dục học sinh. Từ đó đề ra những giải pháp khả thi thúc đẩy nhà trường phát triển đúng hướng.

- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy năng lực, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh. Tổ chức linh hoạt, đa dạng các hoạt động tập thể. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của của học sinh. Thực hiện dạy chữ đi đôi với dạy người.

- Ứng dụng CNTT, vận dụng đa dạng các phương pháp truyền thống và hiện đại  trong dạy – học và công tác quản lý

- Triển khai thực hiện chương trình GDPT 2018, chú trọng thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; tạo nhiều hoạt động giao lưu để học sinh có điều kiện thích ứng và hoà nhập. Tăng cường trao đổi, hợp tác và tư vấn nghề cho học sinh.

- Quản lý nhà trường theo bộ tiêu chuẩn đánh giá trường phổ thông.

- Đẩy mạnh công tác Phổ cập giáo dục trên cơ sở đảm bảo chất lượng giáo dục; trước mắt chống học sinh bỏ học, tập trung phụ đạo học sinh yếu kém. Phấn đấu đạt được trường có chất lượng tốt.

- Xây dựng trường đạt chuẩn cơ quan văn hóa.

- Ưu tiên xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu dạy học hàng năm và chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới (2018) từ năm học 2021-2022.

 

PHẦN THỨ HAI

TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI

MỤC TIÊU – GIẢI PHÁP

 

1. Tầm nhìn:

Là một trong những trường chất lượng tương đối tốt thuộc nhóm 15/30 trường của huyện. Nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn lên, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.

Là một trong những trường có bề dày lịch sử có chất lượng tuy chưa thuộc nhóm cao nhưng đảm bảo là nơi để phụ huynh lựa chọn để con em học tập và rèn luyện. Nơi để cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh luôn tự hào, gắn bó, sáng tạo, cống hiến, khát vọng vươn tới xây dựng một ngôi trường có truyền thống học tập tốt, môi trường sư phạm lành mạnh, cảnh quan môi trường sạch đẹp.

2. Sứ mệnh:

          Xây dựng nội dung giáo dục giàu tính nhân văn để “trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò”.

Phấn đấu môi trường giáo dục học tập để trường “đẹp như công viên, sạch như bệnh viện, thầy giỏi về CMNV, trò thành thục về kỷ năng...”.

Tạo dựng được môi trường học tập thân thiện, có chất lượng giáo dục tốt, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển hết tài năng của mình.

Từng bước tạo dựng được môi trường học tập an toàn, có nề nếp, kỷ cương, giàu chất nhân văn, có uy tín chất lượng giáo dục cao. Để mỗi CBGV,NV và học sinh đều có cơ hội phát huy năng lực và tư duy sáng tạo của bản thân, để mỗi cá nhân đều có cơ hội phát triển tốt nhất.

3. Các giá trị cốt lõi:

- Đoàn kết,  dân chủ, kỷ cương nền nếp

- Hợp tác, chia sẻ

- Trách nhiệm

- Bao dung, lòng nhân ái

- Trung thực

- Sáng tạo đổi mới

- Khát vọng vươn lên và hội nhập

- Hiện đại, văn minh

 

 

I/ MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG.

1.Mục tiêu.

1.1. Mục tiêu tổng quát.

 Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, theo hướng tiên tiến, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.

Hoàn thành mục tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia (phấn đấu mức độ hai) vào năm 2025.

1.2 Các mục tiêu cụ thể:

- Mục tiêu ngắn hạn: Hằng năm hoàn thành chương trình kế hoạch năm học, hoàn thiện các loại hồ sơ chuyên môn, hồ sơ quản lý hằng năm. Nâng dần chất lượng các mặt giáo dục, hoàn thành việc tự kiểm định, đánh giá hằng năm.

- Mục tiêu trung hạn: Phấn đấu nâng cao chất lượng GD, bổ sung cơ sở vật chất hiện đại hóa các thiết bị của  hệ thống phòng học bộ môn, phòng chức năng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục từ năm học 2021-2022 và chuẩn bị điều kiện để trường được công nhận lại trường THCS đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025.

Trường phấn đấu đạt các mục tiêu sau:

+ Chất lượng giáo dục được khẳng định và ổn định.

+ Uy tín nhà trường được nâng cao.

+ Phổ biến rộng rãi Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường tới các thế hệ GV, HS và xã hội.

- Mục tiêu dài hạn: Đưa nhà trường ổn định trong tốp 15, từng bước tiến lên tốp 10 của huyện Nông Cống về mọi giá trị.

2. Chỉ  tiêu.

2.1. Đội ngũ viên chức lao động.

- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và viên chức đội ngũ được đánh giá khá, giỏi trên 85%.

- Giáo viên, nhân viên sử dụng thành thạo máy tính và kỷ năng CNTT đủ điều kiện phục vụ cho chuyên môn nghiệp vụ.

-Ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu của quý trình dạy học cũng như các khâu của quá trình quản lý.

2.2. Học sinh

- Qui mô: Về lớp học ổn định 7 lớp cho đến năm học 2024-2025 với khoảng từ 200-250 học sinh. Từ năm học 2025-2026 sẽ có từ 8 lớp với số học sinh có từ 250 đến 290 học sinh.

- Chất lượng học tập:

+ Gần 50% học lực khá, giỏi.

+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 3%, không có học sinh kém.

+ Xét TN THCS đạt 98-100%

- Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống.

+ Chất lượng đạo đức có từ 80% hạnh kiểm khá, tốt.

+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện.

2.3. Cơ sở vật chất.

- Tiếp tục duy trì cải tạo, bảo vệ tài sản, tu sửa nâng cấp phòng lớp học.

- Giữ vững môi trường sư phạm “ Xanh - Sạch - Đẹp- An toàn”

- Xây dựng mới, nâng cấp các khối công trình xây dựng cơ bản.

- Tăng cường đầu tư  mua sắm đồng bộ trang thiết bị đồ dùng dạy học phù hợp với chương trình GDPT 2018.

Có lộ trình cải tạo hoặc xây mới khu nhà Thư viện, phòng học bộ môn, khu hiệu bộ theo hướng tiêu chuẩn và hiện đại.

3. Phương châm hành động

Với viên chức:“Chất lượng giáo dục là uy tín, danh dự của nhà trường”

Với học sinh: “Hôm nay các em tự hào về nhà trường, ngày mai nhà trường tự hào về các em”

 

II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Các giải pháp chung

- Tuyên truyền trong CBGV và học sinh về nội dung kế hoạch chiến lược trên các phương tiện truyền thông, lấy ý kiến để thống nhất nhận thức và hành động của tất cả các cán bộ, nhân viên trong trường, cán bộ địa phương theo các nội dung của Kế hoạch chiến lược.

- Phát huy truyền thống đoàn kết, nhất trí của toàn trường để quyết tâm thực hiện được các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược. Tuyên truyền và xác lập nhận thức về tầm quan trọng của kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường trong giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến 2030.

- Xây dựng Văn hoá nhà trường hướng tới các giá trị cốt lõi đã nêu ở trên.

- Tăng cường gắn kết có hiệu quả giữa nhà trường với phụ huynh học sinh các cơ quan, đoàn thể doanh nghiệp, nhà tài trợ và cộng đồng.

- Phối hợp tốt với cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương.

Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

2. Các giải pháp cụ thể.

a.  Cơ chế và chính sách:

- Xây dựng cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân và tăng cường hợp tác với bên ngoài.

- Hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế về mọi hoạt động trong trường học mang tính đặc thù của trường đảm bảo sự thống nhất.   

b.  Tổ chức bộ máy:

- Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công bố trí lao động hợp lý, phát huy năng lực, sở trường của từng CBGV phù hợp với yêu cầu giảng dạy.

- Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các tổ chuyên môn trong Trường.

- Tinh giản các chức danh kiêm nhiệm không cần thiết, tránh mang tính hình thức.

c. Công tác đội ngũ :

- Xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, giàu về phẩm chất chính trị đạo đức, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

- Bồi dưỡng cán bộ giáo viên theo hướng sử dụng tốt đội ngũ hiện có, đáp ứng được yêu cầu của công việc.

- Định kỳ đánh giá chất lượng hoạt động của cán bộ giáo viên thông qua các tiêu chí về hiệu quả, đóng góp cụ thể của cán bộ giáo viên đối với sự phát triển của nhà trường. Trên cơ sở đó sẽ đề bạt, khen thưởng xứng đáng đối với những cán bộ GV có thành tích xuất sắc.

- Đầu tư có trọng điểm để phát triển đội ngũ cán bộ GV đầu đàn, cán bộ GV trẻ, có tài năng bố trí vào các vị trí chủ chốt của nhà trường.

- Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ  giáo viên, nhân viên đều tự hào, muốn cống hiến và gắn kết với nhà trường.

d. Nâng cao chất lượng giáo dục:

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản; phát triển năng lực học sinh.

- Định kỳ rà soát, đổi mới, kiểm định chất lượng chương trình giáo dục, nội dung và phương pháp giảng dạy theo xu hướng linh hoạt, hiện đại phù hợp với đổi mới giáo dục.

- Thực hiện tốt việc tự đánh giá chất lượng giáo dục THCS.

 e. Cơ sở vật chất:

- Đầu tư có trọng điểm để hiện đại hoá các phòng học, các phòng học bộ môn, khu làm việc của giáo viên, khu vui chơi thể dục thể thao của HS.

- Tiếp tục đầu tư máy tính và các thiết bị đảm bảo cho việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng mạng thông tin quản lý giữa giáo viên, các tổ chuyên môn với nhà trường liên thông qua hệ thống nối mạng Lan và Internet.

 f. Kế hoạch - tài chính:

- Xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm của từng tổ CM và  nhà trường.

- Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ hợp lý, và minh bạch các nguồn thu, chi.

- Tham mưu với hội cha mẹ học sinh để tăng cường hỗ trợ đóng góp của phụ huynh HS.

- Tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, cá nhân, để cổ vũ động viên phong trào học tập và xây dựng CSVC.

g. Chương trình truyền thông, phát triển và quảng bá thương hiệu:

- Xây dựng và khai thác có hiệu quả website, cổng thông tin điện tử của trường. Cung cấp các thông tin về hoạt động giáo dục của trường qua các hội thảo, diễn đàn trao đổi, sách, báo, các tạp chí… Khuyến khích giáo viên tham gia tích cực vào các sự kiện, các hoạt động của cộng đồng và ngành.

- Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường. Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, nhân viên.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phát huy truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường.

 

III. VAI TRÒ CỦA CÁC BÊN THAM GIA.

1. Phổ biến kế hoạch chiến lược

Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, CNV nhà trường, cơ quan chủ quản, PHHS, học sinh, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

2. Tổ chức:

Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.

3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược

- Giai đoạn 1: Từ năm 2020 – 2022

Ổn định về đội ngũ viên chức.

Hoàn thành việc cải tạo khuôn viên, cảnh quan môi trường, hệ thống cây xanh. Cải tạo xây dựng một phần các hạng mục công trình theo hướng trường đạt chuẩn quốc gia. 

Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị lớp học hiện đại. Chuẩn bị các điều kiện cho chương trình đổi mới giáo dục 2018 được thực hiện từ năm học 2021-2022.

- Giai đoạn 2:Từ năm 2022 -  2025

Phấn đấu đạt chuẩn về chất lượng kiểm định giáo dục mức độ 3, hoàn thành đầu tư CSVC trường Chuẩn quốc gia mức độ 2.

Nâng cao chất lượng giáo dục, đầu tư chất lượng mũi nhọn. Tăng cường cơ sở vật chất cho các khối phòng học và phòng chức năng.

Tiếp tục phát huy, khẳng định uy tín và hình ảnh cuả nhà trường là một cơ sở giáo dục mạnh của tỉnh, chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, tổ chức thành công lễ kỷ niệm 60 năm thành lập trường (1965-2025); củng cố vững chắc các giá trị đã xây dựng.

Tiếp tục chuẩn bị các điều kiện cho chương trình đổi mới giáo dục (SGK).

- Giai đoạn 3:Từ năm 2025 - 2030:

Tiếp tục duy trì phát huy những thành quả đạt được cả về con người, cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường, quan hệ nhà trường... Hoàn thiện việc cải tạo xây công trình như phòng học bộ môn, khu hỗ trợ học tập bộ môn theo hướng chuẩn và hiện đại.

Thực hiện các sứ mệnh của chiến lược phát triển nhà trường: “Tạo dựng được môi trường học tập và rèn luyện có nền nếp, kỷ cương có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tối đa năng lực của bản thân”.

Giáo dục học sinh theo hướng giỏi về kiến thức, giàu kỷ năng sống, biết thích nghi mọi hoàn cảnh theo các giá trị đạo đức, văn hóa và giá trị thời đại.

Phấn đấu được UBND tỉnh tặng bằng khen, Bộ GD&ĐT.

4. Đối với Hiệu trưởng:

Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng viên chức nhà trường. Tăng chường tuyên truyền trong phụ huynh học sinh, các cấp ủy chính quyền địa phương...

- Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch chiến lược chung cho toàn trường.

- Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình nghiên cứu lớn có liên quan đến nhiều đơn vị.

- Tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hàng năm của toàn trường và thực hiện kế hoạch chiến lược của toàn trường theo từng giai đoạn phát triển.

5. Đối với Phó Hiệu trưởng:

Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.

6. Đối với tổ trưởng (phó tổ trưởng) chuyên môn:

Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

- Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (từng năm) trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, tác động, thời gian thực hiện, các nguồn lực thực hiện, người chịu trách nhiệm.

- Tổ chức và phân công thực hiện hợp lý cho các bộ phận, cá nhân phù hợp với trách nhiệm, quyền hạn và nguồn lực.

- Chủ động xây dựng các dự án phát triển của tổ chuyên môn, các tổ chức trong nhà trường.

7. Đối với cá nhân đội ngũ viên chức

Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường và các kế hoạch có liên quan khác để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

8. Đối với học sinh

- Không ngừng học tập, tích cực tham gia hoạt động để sau khi tốt nghiệp THCS có kiến thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu xã hội, tiếp tục học trung học hoặc học nghề.

- Ra sức rèn luyện đạo đức để trở thành những người công dân tốt.

9. Hội cha mẹ học sinh

- Tăng cường giáo dục gia đình, vận động phụ huynh học sinh quan tâm đúng mức đối với con em, tránh “khoán trắng” cho nhà trường.

- Hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất, cùng với nhà trường tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh thực hiện một số mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.

10. Các Tổ chức Đoàn thể trong trường

- Hàng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện các nội dung liên quan trong vấn đề thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển Nhà trường.

- Tuyên truyền, vận động mọi thành viên của tổ chức mình thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trên, góp ý với nhà trường điều chỉnh, bổ sung những nội dung phù hợp để có thể thực hiện tốt kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.

11. Kiến nghị với các cơ quan chức năng                            

-  Đối với  Phòng giáo dục – đào tạo Huyện Nông Cống.

+ Phê duyệt Kế hoạch chiến lược  cho trường  tạo điều kiện và giúp đỡ trong thực hiện nội dung theo đúng kế hoạch các hoạt động của nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển.

+ Hỗ trợ, hướng dẫn về cơ chế chính sách, tài chính và nhân lực để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.

- Đối với Đảng ủy - HĐND - UBND xã Tân Thọ.

Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể địa phương phối hợp nhà trường thực hiện chính sách về giáo dục, đầu tư xây dựng trường lớp cho nhà trường để thực hiện Kế hoạch chiến lược.

 

VI. KẾT LUẬN:

1. Kế hoạch chiến lược là một văn bản có giá trị định hướng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển giáo dục của nhà trường đúng hướng trong những năm trước mắt và các năm tương lai, giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh hợp lý kế hoạch hoạt động hàng năm trên tất cả các lĩnh vực.

2. Kế hoạch chiến lược thể hiện sự quyết tâm của toàn thể viên chức và học sinh nhà trường nhằm xây dựng cho trường một địa chỉ giáo dục tin cậy.

3. Trong thời kỳ hội nhập, có sự phát triển mạnh kinh tế xã hội, kế hoạch chiến lược của nhà trường sẽ có sự điều chỉnh và bổ sung. Tuy nhiên bản kế hoạch chiến lược này là cơ sở nền tảng để nhà trường hoạch định chiến lược phát triển giáo dục cho những năm trước mắt 2020-2025 và các năm tiếp theo một cách bền vững. 

Nơi nhn:

- Phòng GD&ĐT; ĐU-HĐND-UBND xã (để b/c, duyệt);

- Chi ủy chi bộ, BGH (để chỉ đạo)

- Hội KH, CMHS... (để phối hợp)

- Các tổ chức và viên chức nhà trường (để thực hiện);

- Lưu: VT.

 

 

PHÊ DUYỆT CỦA CẤP TRÊN

T/m ĐU-HĐND-UBND

PBT – Chủ tịch UBND

 

 

Cao Bá Trịnh

 

 

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Lê Xuân Thọ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ khóa bài viết:
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)